Đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai

Posted in Giá trị văn hóa

Đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai

Thiên nhiên không chỉ ưu đãi cho Lào Cai một vùng đất với kỳ vĩ núi non, phong cảnh hữu tình nên thơ mà ở đó còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em. Chính sự đa dân tộc đã làm nên sự phong phú về bản sắc văn hóa đặc sắc riêng có của Lào Cai, trở thành tài sản phi vật thể quý báu không chỉ của Lào Cai mà còn là di sản quốc gia và nhân loại.

Lên các bản làng vùng cao vào những dịp đầu xuân, chúng ta sẽ được hòa mình trong các lễ hội cổ truyền độc đáo các dân tộc Ở đó, đời sống của cộng đồng các dân tộc được phản ánh sinh động thông qua các nghi lễ về tín ngưỡng, về tâm linh như cầu mong Trời yên, Đất lành; mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe cho con người… và đặc biệt với phần Hội vô cùng phong phú. Chẳng thế mà khách du lịch phương Tây luôn thích thú đến với Lào Cai vào những dịp đầu xuân để được hòa đồng trong mùa lễ hội như: Tết Nhảy của đồng bào Dao Đỏ ở Tả Phìn, Tả Van (Sa Pa); hội Sải Sán của đồng bào Mông ở Cán Cấu (Si Ma Cai); hội xuống đồng của người Tày (Bắc Hà… với những vũ điệu độc đáo và huyền bí; những làn điệu dân ca mê đắm lòng người cùng những trò chơi dân gian giùa tính nhân văn.

Đậm đà bản sắc văn hóa

Đậm đà bản sắc văn hóa

Đời sống văn hóa tinh thần phong phú của đồng bào còn được thể hiện ở nghề thủ công, mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống của đồng bào đã đạt đến độ tinh xảo và cuốn hút đến diệu kỳ. Phụ nữ Mông, Dao, Xá Phó, Pa Dí rất giỏi trong cảm thụ màu sắc, những tấm thổ cẩm của họ bao giờ cũng hội đủ sắc màu của thiên nhiên từ cây thông, đồi núi, hạt ngô, hạt lúa… Tất cả được biểu đạt như chính bức tranh sống động của đời sống đồng bào.
Các sản phẩm về thổ cẩm của phụ nữ các dân tộc miền núi đã làm cho khách du lịch phải thán phục. Mỗi họa tiết trên váy áo là một kỳ công, là cả một công trình nghệ thuật được thêu dệt trên trang phục. Qua đó, ta hiểu được một chân lý: Vẻ đẹp vĩnh hằng thì luôn trường tồn với thời gian.
Giờ đây, hàng thổ cẩm của đồng bào Mông Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… đã trở thành quà lưu niệm quen thuộc của khách du lịch trong nước cũng như người nước ngoài khi đến đây. Để có được một sản vật hoàn mỹ như vậy là sự kết tinh của những bàn tay tài hoa, khéo léo; sự lao động miệt mài và khổ công được những người ông, bà, mẹ truyền dạy từ bao đời tiếp nối!
Trong lĩnh vực kiến trúc, những ngôi nhà mái chảy chất lợp ngói nung hoặc gỗ ván, dựa theo sườn núi vẫn thu hút được sự quan tâm của du khách. Đó là những ngôi nhà mang đậm chất văn hoá riêng ở những bản người Mông, Dao, Xá Phó, Tày, Giáy… với đời sống sinh hoạt còn lưu giữ các giá trị văn hoá đặc sắc.
Đậm đà bản sắc văn hóa

Đậm đà bản sắc văn hóa

Ý thức được vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang hết sức quan tâm việc xây dựng các làng văn hoá. Hiện tỉnh đã xâu dựng một số mô hình điểm như: làng Cát Cát ở xã Hầu Thào; Sả Séng ở xã Tả Phìn; Bản Hồ của xã Bản Hồ… cho thấy đang phát huy rất hiệu quả, thu hút khách du lịch đông nhất.
Như vậy, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, các sắc thái dân tộc gắn liền với phát triển đô thị hiện đại, phát triển du lịch bền vững là quyết sách đúng đắn, là chiến lược đúng đắn của tỉnh ta.

Xem thêm

Travel Sapa