Blog

Blog và tin du lịch Việt Nam

Sapa được công nhận thêm tuyến, điểm du lịch mới

Đăng bởi lúc 6:39 am trong phần Tin blog | Comments Off

Sapa được công nhận thêm tuyến, điểm du lịch mới

Đó là điểm du lịch thôn Ma Tra, xã Sa Pả và tuyến du lịch Sa Pa – Sa Pả – Hầu Thào – Sử Pán – Tả Van – Sử Pán (huyện Sa Pa).

Để khai thác tiềm năng du lịch và mở rộng các hoạt động phục vụ khách du lịch trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng, UBND tỉnh Lào Cai vừa quyết định công nhận thêm tuyến, điểm du lịch mới trên địạ bàn huyện Sa Pa. Cụ thể là điểm du lịch thôn Ma Tra, xã Sa Pả; tuyến du lịch Sa Pa – Sa Pả – Hầu Thào – Sử Pán – Tả Van – Sử Pán.

Sapa được công nhận thêm tuyến, điểm du lịch mới

Sapa được công nhận thêm tuyến, điểm du lịch mới

 Theo đó, chủ tịch UBND huyện Sa Pa, lãnh đạo các sở, ngành: Văn hóa –Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Công an tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý các điểm, tuyến du lịch đảm bảo tốt một số nội dung, đó là: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện vận chuyển khách du lịch; quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở du lịch dịch vụ tại các điểm du lịch địa phương và dọc các tuyến du lịch theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai.

Ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng

Đăng bởi lúc 5:33 am trong phần Tin blog | Comments Off

Ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, khách du lịch đến Lào Cai và doanh thu du lịch trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

Theo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh, 6 tháng đầu năm nay, Lào Cai thu hút hơn 640.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các vùng du lịch trọng điểm như Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai, tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 278,7 nghìn lượt, tăng 5,44% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch đạt trên 1.293 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, các vùng trọng điểm du lịch của tỉnh là thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, Bắc Hà đón lượng khách đông nhất, tập trung cao điểm vào các dịp nghỉ lễ, tết, dịp tổ chức các lễ hội văn hóa, lễ hội dân gian: Thành phố Lào Cai đón trên 387.000 lượt, huyện Sa Pa ước đón gần 356.000 lượt, huyện Bắc Hà đón gần 54.000 lượt khách. Một trong những yếu tố quan trọng để du khách lựa chọn Lào Cai là điểm đến hấp dẫn do địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến về du lịch như: Các lễ hội văn hóa dân gian, Lễ hội Đền Thượng, Tuần văn hóa du lịch Sa Pa, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch tích cực thực hiện các giải pháp về kích cầu du lịch cùng với các đợt nghỉ lễ kéo dài đã tạo điều kiện cho du khách nước ngoài và du khách từ các tỉnh phía Nam đến với Lào Cai ngày càng nhiều hơn.
Ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng

Ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng

Để tạo hình ảnh du lịch Lào Cai thân thiện, môi trường du lịch lành mạnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các ngành liên quan đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh những yếu tố bất cập trong hoạt động du lịch như: Giải quyết tình trạng môi giới, chèo kéo, ép giá khách trên phương tiện vận chuyển đến các điểm du lịch của tỉnh và tại khu vực Ga Lào Cai; tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình đón khách du lịch thẻ (du khách Trung Quốc) của thành viên Hiệp hội khách du lịch Trung Quốc tại Lào Cai. Qua đó, hoạt động du lịch tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Ga Lào Cai dần đi vào nền nếp, đảm bảo an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Lào Cai.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, vẫn còn những điểm yếu của ngành du lịch trong thời gian qua, đó là: Khả năng cung ứng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được so với sự gia tăng lượng khách đến Lào Cai, nhất là vào những dịp cao điểm, điển hình là khả năng cung ứng dịch vụ vận chuyển khách bằng phương tiện tàu hỏa, xe chất lượng cao. Khó khăn chung về tình hình kinh tế, tiết giảm đầu tư, nên một số hạng mục nâng cấp, đầu tư cho hạ tầng du lịch theo kế hoạch vẫn chưa có kinh phí triển khai thực hiện; chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu với đối tượng du khách có khả năng chi trả cao cũng như việc kéo dài thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân của khách nhằm bắt nhịp với tốc độ phát triển của du lịch trong thời kỳ hội nhập.
Ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng

Ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng

Để thu hút đông du khách đến Lào Cai và níu chân khách tham quan dài ngày, ngành du lịch Lào Cai đã đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển, trong đó tập trung chỉ đạo các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn đảm bảo bình ổn giá các dịch vụ, đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch; đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch vùng, nhất là du lịch 8 tỉnh Tây Bắc. Phấn đấu trong năm 2013, Lào Cai sẽ đón 1,18 triệu lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt 2.165 tỷ đồng.

Chấn chỉnh hoạt động tổ chức du lịch leo núi Hoàng Liên

Đăng bởi lúc 4:39 am trong phần Tin blog | Comments Off

Chấn chỉnh hoạt động tổ chức du lịch leo núi Hoàng Liên
Yêu cầu chấn chỉnh ngay việc quản lý khách du lịch khi vào Vườn Quốc gia Hoàng Liên tham quan, leo núi vừa được UBND tỉnh Lào Cai đưa ra trong công văn số 2715, ra ngày 25/7.
Trước đó, ngày 22/7/2013, UBND tỉnh Lào Cai nhận được văn bản báo cáo của UBND huyện Sa Pa về công tác chỉ đạo, triển khai tìm kiếm khách du lịch mất tích trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên; trong đó báo cáo việc một khách du lịch là sinh viên Phạm Ngọc Ánh bị mất tích khi leo núi chinh phục Fansipan từ ngày 12/7/2013, mặc dù huyện Sa Pa đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy.
Cũng theo báo cáo của Công an huyện Sa Pa thì đoàn khách của sinh viên Phạm Ngọc Ánh không đăng ký leo núi Fansipan tại Trung tâm Du lịch Sinh thái và Giáo dục môi trường Hoàng Liên, không đăng kí qua Đội liên ngành Quản lý Khách du lịch của huyện Sa Pa, không có đơn vị nào đứng ra tổ chức tour mà đoàn tự thuê hướng dẫn viên và porter đi cùng.
Chấn chỉnh hoạt động tổ chức du lịch leo núi Hoàng Liên

Chấn chỉnh hoạt động tổ chức du lịch leo núi Hoàng Liên

Du khách khi tham gia chương trình du lịch leo núi chinh phục Fansipan phải đăng kí với các cơ quan chức năng.
Công văn của UBND tỉnh ban hành nhằm kịp thời chấn chỉnh hoạt động tổ chức du lịch leo núi Hoàng Liên, đảm bảo an toàn cho du khách khi leo núi. Trong công văn Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:
Vườn Quốc gia Hoàng Liên nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc việc chậm báo cáo vụ việc và đề nghị các cơ quan liên quan, UBND huyện Sa Pa phối hợp tìm kiếm người mất tích.
Giao UBND huyện Sa Pa chỉ đạo công an huyện, ban chỉ huy quân sự huyện và UBND xã San Sả Hồ tiếp tục phối hợp với lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Hoàng Liên tìm kiếm du khách Phạm Ngọc Ánh.
Chấn chỉnh hoạt động tổ chức du lịch leo núi Hoàng Liên

Chấn chỉnh hoạt động tổ chức du lịch leo núi Hoàng Liên

Giao Vườn Quốc gia Hoàng Liên thông báo với kiểm lâm tỉnh Lai Châu về các thông tin liên quan đến vụ việc mất tích của du khách Phạm Ngọc Ánh để có sự phối hợp trong quá trình tìm kiếm, đồng thời chấn chỉnh ngay việc quản lý khách du lịch khi vào Vườn Quốc gia Hoàng Liên tham quan, leo núi; xử phạt nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành ký cam kết tổ chức các chương trình du lịch leo núi chinh phục Fansipan thực hiện tốt một số nội dung sau: Thực hiện đăng ký đầy đủ các thủ tục với các đơn vị quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Đội liên ngành Quản lý Khách du lịch huyện Sa Pa; lựa chọn hướng dẫn viên và đội ngũ người dẫn đường thông thạo địa hình và có nhiều kinh nghiệm leo núi chinh phục Fansipan; tư vấn nhắc nhở du khách các điều cần lưu ý khi leo núi như: luôn nghe theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên và người dẫn đường; luôn mang điện thoại đầy pin và hành lý bên mình; mang theo trang phục gọn gàng, thuận tiện cho việc leo núi; cảnh báo những người có tiền sử về huyết áp, tim mạch và tai biến mạch máu không nên tham gia tour; khi có vấn đề gì xảy ra cần báo ngay cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan để kịp thời giải quyết./.

Giấc mơ đỏ ở Tả Phìn

Đăng bởi lúc 4:21 am trong phần Tin blog | Comments Off

Giấc mơ đỏ ở Tả Phìn

Một ngôi nhà tường đỏ, mái dốc theo nhịp điệu đồi núi, tựa chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Dao, lấp ló bên những thửa ruộng bậc thang của thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, Sa Pa. Ngôi nhà là nơi phụ nữ ngồi khâu vá, thêu thùa, trưng bày sản phẩm luôn tại đó, khách du lịch sẽ tự ghé đến chứ ta không phải đuổi theo họ như trước kia.

Chiếc ô tô chở đầy khách du lịch chầm chậm tiến vào sân trung tâm bản Tả Phìn. Ngay lập tức, hàng chục các bà, các cô, trang phục người Dao, đầu đội khăn đỏ, lưng địu em bé, ùa ra bủa kín xe. Những bà mẹ lúc lắc trẻ con trên vai, chen chúc nhau, tay cố với lên cửa sổ xe chào món thổ cẩm vừa mộc mạc, vừa tinh xảo đủ dạng hoa văn sặc sỡ. Những em bé má ửng hồng ngủ ngoan trên lưng mẹ, gương mặt trong lành chìm trong cái rét căm căm của sương muối, hơi núi. Rồi em sẽ lớn lên, và sẽ lại cùng bà, cùng mẹ, ngồi bên con đường nhỏ dẫn vào bản, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, thêu nào khăn, nào áo, nào mũ. Em sẽ đi bộ mỗi ngày hơn hai mươi km xuống chợ SaPa, hoặc bám theo các khách du lịch ở Tả Phìn chào bán thổ cẩm…

Giấc mơ đỏ ở Tả Phìn

Giấc mơ đỏ ở Tả Phìn

Gượm đã, mọi việc có thể khác đi đôi chút.
Này em bé, chúng tôi mang đến cho em món quà, tạm gọi đó là: Nơi giấc mơ bắt đầu – Giấc mơ đỏ.
Một ngôi nhà tường đỏ, mái dốc theo nhịp điệu đồi núi, tựa chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Dao, lấp ló bên những thửa ruộng bậc thang của thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, Sa Pa. Ngôi nhà là nơi phụ nữ ngồi khâu vá, thêu thùa, trưng bày sản phẩm luôn tại đó, khách du lịch sẽ tự ghé đến chứ ta không phải đuổi theo họ như trước kia. Một thư viện nhỏ cho trẻ con đọc sách, chơi đùa. Một không gian đa năng, dân bản có thể tụ họp, múa hát, trao đổi thông tin, nơi diễn ra những buổi tập huấn, tuyên truyền bổ ích, nơi những em bé còn ẵm ngửa ngủ ngoan trong ấm áp, an toàn và sự yên tâm của mẹ.
Ngôi nhà được dựng nên từ chính bàn tay người địa phương, với những vật liệu cũng địa phương, vô cùng giản dị: đá, gạch không nung, gỗ tái chế, gỗ thông gai. Áp dụng chuỗi giải pháp kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng: công nghệ lọc nước mưa, pin mặt trời, bể phốt 5 khoang không gây ô nhiễm, lò sưởi tiết kiệm năng lượng, tận dụng nhiệt thừa ống khói.
Một năm trước đây, với sự ủng hộ của chính quyền Tả Phìn và các cơ quan hữu quan, dự án được cấp một mảnh đất, tuy nhiên, đó cũng chính là thách thức đầu tiên. Mảnh đất quá dốc, san ủi mặt bằng tốn kém, xây dựng rất mất công, lại nằm sâu trong bản. Do đó, chúng tôi đã phải cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định tìm một vị trí khác với tầm nhìn tốt hơn, địa hình, vị trí phù hợp, dễ xây dựng hơn. Công trình nằm tại trung tâm thôn, cạnh trường tiểu học, nhà xát gạo tập thể, rất tiện cho sinh hoạt và gây ấn tượng mạnh với khách du lịch.
Giấc mơ đỏ ở Tả Phìn

Giấc mơ đỏ ở Tả Phìn

Đất đã có rồi, thêm một vấn đề đặt ra: Khí hậu Tả Phìn có nhiệt độ trung bình thấp, ít nắng. Phải xây nhà giữ được nhiệt về mùa đông và thông thoáng, dễ chịu về mùa hè. Vậy là bản thiết kế ra đời với tường dày bao quanh, lò sưởi ở trung tâm nhà. Đồng thời có mái kính lớn tận dụng nhiều nhất ánh sáng tự nhiên. Mặt đứng công trình thiết kế linh hoạt, có thể duy trì ánh sáng, sự thông thoáng và đóng kín giữ ấm khi trời rét. Cùng sống với dân bản và tìm hiểu văn hóa làm nhà của họ, dần dần những trần thông gai, những cầu thang thân cây, gác xép… ra đời.
Nhưng khó khăn lớn nhất có lẽ nằm ở quá trình vận hành hoạt động. Người dân Tả Phìn thực sự rất cần kỹ năng quản lý và nguồn lực để quảng bá, cần các chuyên gia tổ chức hoạt động và hướng dẫn họ.
Trước sự phấn khởi và ủng hộ của bà con khi công trình bước đầu đưa vào sử dụng, chúng tôi càng có cơ sở tin tưởng về tương lai dự án. Với mục đích tạo ra một không gian đa năng, tăng cường sự gắn kết và phát huy các tiềm lực địa phương, thúc đẩy du lịch, xúc tiến thương mại. Cao hơn nữa, dự án hướng đến phát triển bền vững, đặc biệt là bảo tồn sự đa dạng văn hóa và môi trường tự nhiên, duy trì nghề làm thổ cẩm, trồng cây thuốc và tắm thuốc. Các chương trình tập huấn cho cư dân bản địa sẽ giúp nâng cao kỹ năng thực hành nông nghiệp bền vững, du lịch có trách nhiệm và quản lý dự án hiệu quả. Mong rằng ý tưởng có thể phổ biến và nhân rộng ra những địa phương khác
Nhà cộng đồng Tả Phìn đã ra đời như vậy, nơi ấy, chúng tôi hy vọng những bông hoa đỏ sẽ được nâng niu, bảo vệ, lớn lên và ngát hương.

Tạo đà cho du lịch Lào Cai cất cánh

Đăng bởi lúc 3:44 am trong phần Tin blog | Comments Off

Tạo đà cho du lịch Lào Cai cất cánh

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh được tổ chức với nhiều hình thức phong phú. Các hoạt động giới thiệu hình ảnh trên kênh thông tin xây dựng được các ấn phẩm về du lịch như lịch gấp, cẩm nang du lịch, đĩa VCD, qua kênh thông tin truyền thông đại chúng được đẩy mạnh.

Cùng với nỗ lực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã góp phần đáng kể trong xây dựng thương hiệu, nâng cao hình ảnh điểm đến Lào Cai. Ngành du lịch đã chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch với mục đích khuyến khích, huy động tối đa nguồn đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến… Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để xây dựng tư liệu quảng bá cho du lịch Lào Cai.

Tạo đà cho du lịch Lào Cai cất cánh

Tạo đà cho du lịch Lào Cai cất cánh

Hệ thống ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch Lào Cai được xây dựng phong phú và đa dạng với nhiều hình thức. Ngành du lịch đã xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch hướng tới thị trường khách trọng điểm là Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, Đông Bắc Á… ấn phẩm quảng bá du lịch được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc với nội dung, hình ảnh phong phú, phù hợp đặc điểm từng thị trường khách mục tiêu.
Đặc biệt, mô hình của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch Lào Cai cùng Trung tâm Thông tin du lịch Lào Cai theo tư vấn của Pháp đã phát huy hiệu quả, giúp cho hoạt động xúc tiến du lịch chuyên nghiệp hơn. Với việc tiếp nhận website www.sapa-tourisim.com từ vùng Aquitaine (Cộng hòa Pháp) và duy trì website vanhoalaocai.vn đã giúp Lào Cai có thêm nhiều kênh quảng bá du lịch rộng rãi hơn.
Tạo đà cho du lịch Lào Cai cất cánh

Tạo đà cho du lịch Lào Cai cất cánh

Thời gian qua, tuy du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến về du lịch đến du khách trong và ngoài nước, song, công tác này hiện cũng chưa đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn hiện nay. Hiệu quả tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến chưa cao, còn những hạn chế nhất định, nhất là đối với công tác xúc tiến quảng bá tìm kiếm thị trường trong, ngoài nước. Một trong những nguyên nhân là do tâm lý “e ngại” tốn kém của đa số các doanh nghiệp và thiếu kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Mặt khác, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, việc đầu tư cơ sở vật chất và các dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thu hút khách.
Để tỉnh ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá du lịch, không chỉ cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của Nhà nước mà còn cần sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến trong hoạt động du lịch. Có thể xem đây là một trong những điều kiện cần thiết tạo đà cho du lịch Lào Cai “cất cánh” và trở thành điểm đến hấp dẫn./.

Lào Cai khai thác tiềm năng kinh tế du lịch

Đăng bởi lúc 10:17 am trong phần Tin blog | Comments Off

Lào Cai khai thác tiềm năng kinh tế du lịch

Tổng lượt khách du lịch đến Lào Cai từ năm 2011 – 2013 ước đạt hơn 3,1 triệu lượt người, doanh thu du lịch đạt 5.637 tỷ đồng, tạo việc làm cho 8.150 lao động, mức chi tiêu bình quân của du khách tăng từ 320.000 đồng/ngày lên 585.000 đồng/ngày…

Đây là những kết quả ấn tượng trong thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011 – 2015” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIV đề ra.
 
Tăng trưởng đầu tư
Lào Cai khai thác tiềm năng kinh tế du lịch

Lào Cai khai thác tiềm năng kinh tế du lịch

Giai đoạn 2011 – 2013, tỉnh ưu tiên đầu tư vào 3 vùng du lịch trọng điểm là thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà, trong đó, Sa Pa được coi là trung tâm phát triển du lịch của địa phương. Năm 2012, Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn quy hoạch đô thị du lịch, đây là cơ sở để hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại địa bàn.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 điểm du lịch, 12 tuyến du lịch cộng đồng được công nhận và một số điểm du lịch đang được quy hoạch. Đây là cơ sở để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, hình thành sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
So với trước đây, hạ tầng du lịch đã được đầu tư và cải thiện đáng kể, mạng lưới giao thông đến các tuyến, điểm du lịch đã và đang được nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 450 cơ sở lưu trú, tăng hơn 100 cơ sở so với năm 2010, có 100 cơ sở lưu trú tại gia đình (homestay), 80 cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 1 – 4 sao.
Môi trường kinh doanh du lịch được cải thiện đáng kể đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại địa bàn. Hiện đã có trên 20 nhà đầu tư đến khảo sát và đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó có một số nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Saigontourist… và hơn 50 doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn và khu vui chơi giải trí.
 
Xúc tiến, quảng bá du lịch
Lào Cai khai thác tiềm năng kinh tế du lịch

Lào Cai khai thác tiềm năng kinh tế du lịch

Phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch là một trong những định hướng quan trọng mà du lịch tỉnh đang hướng tới. Du lịch mua sắm đang được phát triển mạnh tại thành phố Lào Cai qua hệ thống chợ, siêu thị, các khu ẩm thực, góp phần tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Lào Cai như: Tương ớt Mường Khương, gạo Séng Cù, rượu Sán Lùng.
Theo ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, một số sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh đang được báo chí nước ngoài đánh giá rất cao. Ví như tuyến đi bộ hấp dẫn ở Sa Pa được sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet lựa chọn là 1 trong 10 đường mòn tuyệt vời nhất thế giới; du lịch chợ văn hóa Bắc Hà được tạp chí Serendib (Srilanka) giới thiệu là 1 trong 10 chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á, ruộng bậc thang Sa Pa được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là 1 trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới…
Xác định quảng bá là “mặt trận” quan trọng đối với phát triển kinh tế du lịch, công tác này được tỉnh tích cực triển khai, xúc tiến, tuyên truyền hình ảnh của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, du lịch mang tính thường niên như: Chương trình leo núi chinh phục đỉnh Fansipan, Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà, tham dự nhiều hội chợ du lịch quốc tế… Thông qua chương trình tiếp thị điểm, quầy thông tin du lịch và triển khai các chương trình hợp tác du lịch 8 tỉnh Tây Bắc đã đem lại bước tiến mới trong hoạt động xúc tiến du lịch thời gian qua.
Trong hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011 – 2015”, đồng chí Nguyễn Thanh Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho rằng: Du lịch của tỉnh đang có những bản sắc riêng và cần thu được lượng tiền lớn hơn từ những bản sắc đó. Nhưng muốn duy trì và phát triển bản sắc văn hóa cần phải làm tốt việc bảo tồn, quan tâm đến đội ngũ nghệ nhân vốn được coi là “di sản sống” của bản sắc văn hóa địa phương. Theo ý kiến của các ngành chuyên môn, muốn kinh tế du lịch đạt doanh thu cao hơn cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch như việc hoàn thiện cơ sở lưu trú, thái độ phục vụ du khách.
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, những kết quả trong thu hút khách du lịch, tốc độ tăng trưởng du lịch cho thấy nỗ lực của tỉnh trong khai thác thế mạnh của ngành “công nghiệp không khói”.

Lào Cai sẽ có cáp treo tại khu vực Sapa

Đăng bởi lúc 9:54 am trong phần Tin blog | Comments Off

Lào Cai sẽ có cáp treo tại khu vực Sapa

Ngày 31/5, Thường trực UBND tỉnh Lào Cai đã họp, nghe Công ty TNHH dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan Sa Pa báo cáo dự án đầu tư xây dựng quần thể công trình du lịch văn hoá, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa tại huyện Sa Pa.

Công ty TNHH Dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan Sa Pa là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Dịch vụ cáp treo Bà Nà thuộc Tập đoàn Sun Group – đơn vị đã có một số công trình tiêu biểu ở Việt Nam như: Bà Nà Hill; khách sạn Intercontinental Da Nang; Khách sạn Novotel Da Nang; khu nghỉ dưỡng cáo cấp The Sun Villas tại bãi biễn Mỹ Khê, Đà Nẵng; Toà nhà văn phòng Sun City tại Hà Nội; tổ hợp căn hộ, khách sạn, dịch vụ cao cấp Tây Hồ View.
Lào Cai sẽ có cáp treo tại khu vực Sapa

Lào Cai sẽ có cáp treo tại khu vực Sapa

Dự án tại Sa Pa, Sun Group sẽ đầu tư thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là hệ thống cáp treo và quần thể công trình du lịch văn hoá, dự kiến khởi công năm 2013 và năm 2014 hoàn thành; giai đoạn 2 là hệ thống khách sạn, khu vui chơi giải trí.
Mục tiêu dự án là hình thành một quần thể du lịch cao cấp, hiện đại ở Sa Pa, tạo thêm sản phẩm du lịch cho Sa Pa. Đây là dự án trọng điểm, nên Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định thành lập Tổ công tác do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng để hỗ trợ, cùng nhà đầu tư thực hiện các thủ tục, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

Những sắc màu thổ cẩm

Đăng bởi lúc 9:46 am trong phần Tin blog | Comments Off

Những sắc màu thổ cẩm

Những phiên chợ vùng cao, hay những điểm du lịch cộng đồng ở Lào Cai luôn níu chân du khách thập phương bởi sự đa sắc màu thổ cẩm. Nét đẹp văn hóa truyền thống ấy được đồng bao Mông, Dao… chú trọng gìn giữ, phát huy.

 Đối với người dân tộc thiểu số vùng cao, thổ cẩm có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày, cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Nó vừa để trang trí, tô điểm cho sắc đẹp, vừa là vật kỷ niệm của tình yêu, trong ngày cưới của các đôi trai gái…

Những sắc màu thổ cẩm

 Ngoài váy áo truyền thống, thổ cẩm của các đồng bào Mông, Dao… hiện còn có đủ kiểu dáng và phong phú như: Mũ, khăn, ví, túi xách, gối… với hoa văn tinh tế muôn hình, hoàn toàn do bàn tay khéo léo, tài hoa của chị em người Mông, Dao làm nên. Hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây, cỏ, hoa, lá, chim muông… thật tinh tế, luôn gây sự tò mò, hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn khách du lịch nước ngoài khi đến Lào Cai.
Những sắc màu thổ cẩm

Những sắc màu thổ cẩm

Các sản phẩm hàng hóa làm ra được đồng bào “xuất khẩu tại chỗ” bằng cách bán trực tiếp cho khách, hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp cho các quầy thổ cẩm ở các chợ vùng cao trong tỉnh, các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại thị trấn Sa Pa, Bắc Hà… Đặc biệt, thổ cẩm đồng bào Mông, Dao (Sa Pa) còn được xuất khẩu sang thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Đan Mạch…
Những sắc màu thổ cẩm

Những sắc màu thổ cẩm

Đến Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai… du khách có thể bắt gặp hình ảnh chị em phụ nữ, thậm chí những em nhỏ tranh thủ, thêu ở bất cứ đâu. Chị Tẩn Tả Mẩy, dân tộc Dao, thôn Xả Séng, xã Tả Phìn cho biết: Hằng năm, trừ những ngày ra đồng ruộng, chị em lại tranh thủ thêu quần, áo, váy hay mũ, túi thổ cẩm để bán cho khách du lịch. Đây là công việc giúp gia đình chị có thu nhập, thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Để giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Lào Cai đã và đang triển khai nhiều chương trình dự án bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, nổi bật là nghề thêu, dệt thổ cẩm.
Những sắc màu thổ cẩm

Những sắc màu thổ cẩm

Đến Lào Cai ngắm những thiếu nữ dân tộc Mông, Dao ngồi thêu thổ cẩm trên những tảng đá ven đường, đem lại cho khách du lịch cảm nhận thú vị về con người và sinh hoạt của đồng bào nơi đây.

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Đăng bởi lúc 9:39 am trong phần Tin blog | Comments Off

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, Si Ma Cai (Lào Cai) luôn hấp dẫn du khách bởi màu xanh thẳm của núi rừng, những con đường uốn lượn quanh co và những thiếu nữ dân tộc Mông, Nùng… chân thật, cởi mở.

Si Ma Cai nằm ở phần Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai chừng 95 km, nơi có độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển.
Vẻ đẹp Si Ma Cai

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Dưới bàn tay con người Si Ma Cai, ngô lúa lên xanh, ruộng bậc thang soi bóng mây trời.

Dưới bàn tay con người Si Ma Cai, ngô lúa lên xanh, ruộng bậc thang soi bóng mây trời.

Hùng vĩ mà bình yên!

Hùng vĩ mà bình yên!

Thầm lặng Sapa

Đăng bởi lúc 9:29 am trong phần Tin blog | Comments Off

Thầm lặng Sapa

uay trở lại Sapa vào một ngày mây mù, tôi ngập ngừng nhìn lại người bạn năm xưa dường như đã đổi khác rất nhiều. Con người như sôi nổi hơn, vui tươi hơn, đường xá như nhộn nhạo hơn với tiếng ô tô, xe máy…

Có chút ngỡ ngàng, có chút dè chừng lúc ban đầu… nhưng Sapa đã lại khiến tôi ngây ngất với cái nắng nhẹ nhàng trên từng thước đường đèo dốc, cái nguyên sơ của núi rừng bạt ngàn. Và với nụ cười hồn nhiên trong sáng trẻ thơ, dẫu rằng cuộc sống này đã có quá nhiều bon chen. Nhẹ nhàng như một cái chớp mi, lắng đọng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, Sapa thầm lặng vươn mình trong biển mây trắng xóa, và tỏa sáng dưới ánh nắng hanh khô.
Cuộc sống này vẫn còn quá nhiều hy vọng vào tính hướng thiện, của những niềm vui nho nhỏ và của những thay đổi tích cực trong bản tính con người.
Sắc màu thời gian

Sắc màu thời gian

Tựa lưng chừng thời gian

Tựa lưng chừng thời gian

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên

Hửng nắng

Hửng nắng

Travel Sapa