Thông tin

Thông tin du lịch Sa Pa: có nhiều điều cần tìm hiểu trước chuyến đi (kể cả sau chuyến đi) về Sa Pa. Đó chính là thông tin về thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, đặc sản, bản đồ, phong tục tập quán, nơi ăn uống, điều gì nên và không nên làm khi du lịch Sa Pa

Sử Pán: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Đăng bởi lúc 10:32 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Sử Pán: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Sử Pán là xã vùng cao của Huyện Sa Pa, là nơi sinh sống của 3 dân tộc anh, em (Dao, Kinh, Mông), dân tộc Mông chiếm 93%. Mỗi đồng bào dân tộc nơi đây đều có đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần riêng biệt, bổ sung và hòa quyện với nhau tạo thành bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm nét văn hóa dân gian đặc trưng. Để duy trì và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống của dân tộc Mông, xã Sử Pán đã tổ chức hội nghị duy trì, bảo tồn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Mông nhằm tăng cường công tác tuyên...

chi tiết

Giữ điệu múa cổ truyền dân tộc Xá Phó

Đăng bởi lúc 10:29 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Giữ điệu múa cổ truyền dân tộc Xá Phó

Từ trung tâm xã Gia Phú (Bảo Thắng), ngược dòng suối Bo, đến thôn An Thành. Nơi đây được mệnh danh là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc Xa Phó của huyện Bảo Thắng. Ngày ngày, vẫn có những người tâm huyết giữ gìn và truyền dạy các điệu múa, bài hát ru của dân tộc mình cho thế hệ mai sau. Bà Lù Thị Kha, sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất giàu truyền thống dân tộc Xa Phó. Ngay từ nhỏ, khi còn là cô bé theo mẹ lên nương, theo anh chị đi chơi hội làng, được xem người dân trong làng múa khăn, múa xe chỉ, múa hái lượm… thiếu nữ Lù Thị Kha bị...

chi tiết

Hội hoa chuối của người Xa Phó

Đăng bởi lúc 10:24 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Hội hoa chuối của người Xa Phó

Hội hoa chuối của người Xa Phó được tổ chức vào ngày 9/9 hằng năm để cầu mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Trong ngày hội, độc đáo nhất là các điệu múa truyền thống, các động tác múa diễn tả khung cảnh tăng gia sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Trước khi tổ chức hội hoa chuối, các gia đình tham dự mang lễ vật đến góp cho gia đình chủ hội gồm: Gạo, gà, rượu, 3 con chim nướng, mắm cá ủ chua, muối ớt… Khi các món ăn đã chế biến xong, chủ nhà bày tất cả lên một chiếc mâm đan bằng mây và đem đặt...

chi tiết

Tập quán làm nhà sàn của người Tày

Đăng bởi lúc 10:21 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Tập quán làm nhà sàn của người Tày

Mỗi dân tộc đều có cách làm nhà khác nhau. Người Tày ở các địa phương trong tỉnh từ lâu đã chọn cho mình cách làm nhà sàn mà các dân tộc khác không có. Ngày xưa, đồng bào Tày sinh sống ở các vùng rừng núi, có rất nhiều thú dữ, để đối phó và bảo vệ mình trước các loài thú dữ ăn thịt, đã thiết kế ra nhà sàn. Nhà sàn của người Tày vừa cao, lại thoáng, nên rất mát vào mùa hè, mùa đông được sưởi ấm bằng bếp lửa ở chính giữa ngôi nhà, nên không có cảm giác lạnh lẽo. Để có một ngôi nhà sàn hoàn chỉnh, chủ nhà phải mất hơn 10 năm chuẩn bị gỗ, lạt,...

chi tiết

Kèn Pí Lè nhạc cụ độc đáo trong lễ cưới của người Phù Lá

Đăng bởi lúc 10:15 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Kèn Pí Lè nhạc cụ độc đáo trong lễ cưới của người Phù Lá

Người Phù Lá ở Bắc Hà, Lào Cai gọi kèn Pí lè là “Sa Lá” – một loại nhạc cụ thuộc bộ hơi, trong nghi lễ cưới truyền thống không thể không có tiếng kèn Pí lè của nhà trai đưa sang nhà gái, bởi đó là nhạc cụ thể hiện tính thiêng liêng lễ xin dâu của dân tộc. Kèn Pí lè của dân tộc Phù Lá có cấu tạo tương tự cây kèn của người Mông, gồm 3 phần: Đầu thổi, thân kèn và loa kèn. Đầu thổi của cây kèn là một ống đồng nhỏ bọc gỗ, đục lỗ thông với thân kèn, lỗ nhỏ ở giữa để cắm ống thổi dài khoảng 1,5cm, ống thổi này được cắt từ ống thân...

chi tiết

Sa Mu vẻ đẹp lãng mạn Sapa

Đăng bởi lúc 10:09 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Sa Mu vẻ đẹp lãng mạn Sapa

Cây sa mu từ lâu đã đi vào những ca từ lãng mạn ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất, con người Sa Pa. Sa mu cũng đã trở thành biểu tượng của Sa Pa, biểu tượng cho sức sống kỳ diệu của vùng đất quanh năm gió núi, mây ngàn. Và thiếu sa mu, “viên ngọc” du lịch Sa Pa sẽ thiếu đi vẻ trầm mặc vừa bản địa lại rất hiện đại. Cây sa mu (người vùng cao thường gọi là cây sa mộc) thuộc họ hoàng đàn có nguồn gốc ở Trung Quốc, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam. Hình dáng chung của loài cây này là hình nón với các cành ngang mọc thành tầng, thông thường hơi rủ xuống ở...

chi tiết

Nét đẹp trong trang phục phụ nữ Mông Mường Khương

Đăng bởi lúc 9:36 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Nét đẹp trong trang phục phụ nữ Mông Mường Khương

Mường Khương có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 42% dân số. Góp phần tô điểm cho vườn hoa văn hóa các dân tộc Huyện Mường Khương không thể không nói đến bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mông. Đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mà người Mông đã tạo ra với đầy đủ sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế. Người Mông có nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật là nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục luôn được người Mông lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Sự tài tình của người Mông ở huyện Mường Khương...

chi tiết

Nghi lễ Then của người Tày

Đăng bởi lúc 9:24 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Nghi lễ Then của người Tày

Nghi lễ Then xuất hiện cùng sự tồn tại của người Tày, không ai có thể biết rõ có từ bao giờ và từ đời nào. Nghi lễ Then là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang đậm tính chất tâm linh và huyền bí, thể hiện các loại hình diễn xướng dân gian từ nghệ thuật ngôn từ, tạo hình, âm nhạc… nên gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần người Tày ở Lào Cai. Hiện, nghi lễ Then của người Tày ở Lào Cai vẫn được duy trì và tồn tại, song một số nghi lễ Then, đặc biệt là Lễ Pang luông (Then cấp sắc) bị mất đi, chỉ còn các nghi lễ, như Then giải hạn,...

chi tiết

Lế hội Gầu Tào của người Hmong

Đăng bởi lúc 9:11 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Lế hội Gầu Tào của người Hmong

Gầu tào – theo tiếng Mông có nghĩa là địa điểm chơi. Ở những nơi gần biên giới, người Mông còn gọi lễ hội này theo tiếng Quan Hỏa là Say Sán, nghĩa là đạp núi. Lễ hội Gầu tào hiện được tổ chức ở quy mô gia đình, mang tính chất là lễ tạ ơn thần linh và được cộng đồng hưởng ứng, đến góp vui. Lễ hội không diễn ra thường xuyên, mà chỉ khi có gia đình nào lâm vào một trong 2 trường hợp sau mới tổ chức. Trường hợp thứ nhất, gia đình không có con, ít con hoặc sinh con một bề sẽ lên đồi Gầu tào quỳ khấn, xin thần linh ban cho con cái theo ước...

chi tiết

Đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai

Đăng bởi lúc 8:45 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai

Thiên nhiên không chỉ ưu đãi cho Lào Cai một vùng đất với kỳ vĩ núi non, phong cảnh hữu tình nên thơ mà ở đó còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em. Chính sự đa dân tộc đã làm nên sự phong phú về bản sắc văn hóa đặc sắc riêng có của Lào Cai, trở thành tài sản phi vật thể quý báu không chỉ của Lào Cai mà còn là di sản quốc gia và nhân loại. Lên các bản làng vùng cao vào những dịp đầu xuân, chúng ta sẽ được hòa mình trong các lễ hội cổ truyền độc đáo các dân tộc Ở đó, đời sống của cộng đồng các dân tộc được phản ánh sinh động thông...

chi tiết
Travel Sapa