Thông tin

Thông tin du lịch Sa Pa: có nhiều điều cần tìm hiểu trước chuyến đi (kể cả sau chuyến đi) về Sa Pa. Đó chính là thông tin về thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, đặc sản, bản đồ, phong tục tập quán, nơi ăn uống, điều gì nên và không nên làm khi du lịch Sa Pa

Lễ hội Nào Cống

Đăng bởi lúc 4:05 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Lễ hội Nào Cống

Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống. Phần nghi lễ cúng thần: Lễ Vật dân cúng là trâu đen, lợn đen và gà vịt do các làng đóng góp mua. Làng Tả Van Giáy còn có trách nhiệm chuẩn bị vàng hương, bát đĩa dâng cúng. Chủ lễ là thầy mo của người Giáy ở...

chi tiết

Nét văn hoá Tả Van Sapa

Đăng bởi lúc 3:52 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Nét văn hoá Tả Van Sapa

 Suối Tả Van Sapa nằm ở phía nam của huyện, cách trung tâm thị trấn Sapa 8km – nơi có Bãi đá cổ đang được đề nghị xếp hạng di sản văn hoá thế giới. Xã Tả Van trở thành điểm du lịch kỳ thú không thể thiếu trong những chuyến hành trình dã ngoại sinh thái của du khách. Tuy nhiên, Tả Van không chỉ hấp dẫn về sự kỳ thú cảnh vật thiên nhiên mà gây ấn tượng trong lòng du khách bằng vốn văn hoá truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc Mông, Dao, Giáy… chung sống ở đây. Đến Tả Van vào dịp đầu năm, chúng ta sẽ được hoà mình trnong...

chi tiết

Tết nhảy – nét sinh hoạt độc đáo của người Dao đỏ

Đăng bởi lúc 3:43 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Tết nhảy – nét sinh hoạt độc đáo của người Dao đỏ

Khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm, lễ hội Tết nhảy – một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ – sẽ được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Ban đầu, một tốp nam thanh niên “sài cỏ” theo sự hướng dẫn của thầy cả “chái peng pi” tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về “ăn” Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón...

chi tiết

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy Sapa

Đăng bởi lúc 10:03 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy Sapa

Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyện Sa Pa – Lào Cai) lại mở hội Roòng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tại lễ hội, lễ vật trên bàn cúng bao gồm: Đĩa hoa quả, bánh kẹo, năm bát xôi màu xanh, đỏ, tím, phỏng gạo bốn bát, hai nắm xôi trắng nắm ý nghĩa vị thần mang theo trên đường đi. Bên cạnh có bát nước trong có đồng xu tượng trưng sự sung túc về tiền bạc. Cạnh bát hương là 5 chén nước chè, 9 chén rượu và 9 quả trứng màu xanh, đỏ, trắng tượng trưng cho màu trang phục...

chi tiết

Đôi điều cần lưu ý về phong tục ở Sapa

Đăng bởi lúc 9:32 am trong phần Giá trị văn hóa | Comments Off

Đôi điều cần lưu ý về phong tục ở Sapa

Các dân tộc ở Sa Pa luôn tuân thủ và giữ gìn những phong tục tập quán lâu đời. Giữa các dân tộc có sự tôn trọng tập quán của dân tộc khác. Mỗi dân tộc có những kiêng kỵ riêng. Ví dụ, người Dao nam nữ tìm hiểu, tình yêu đôi lứa là một phần rất quan trọng trong đời sống của làng bản, được mọi người trân trọng. Thanh niên tìm bạn tại các phiên chợ, đi đến các bản xa vào các đêm trăng sáng để hát hò, thổi kèn, sáo, ca múa. Đám cưới được mọi người tham dự như một ngày hội. Ma chay của mỗi dân tộc có quy cách riêng đã có từ lâu đời. Đồng bào các...

chi tiết

Dân tộc Xã Phó Sapa

Đăng bởi lúc 10:30 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Dân tộc Xã Phó Sapa

Dân tộc Xã Phó Sapa thuộc nhóm dân tộc Phù Lá và dân số toàn quốc chỉ có gần 4 nghìn. Là một trong những dân tộc thiểu số đặc sắc của Việt Nam. Cùng Travel Sapa du lịch Sapa tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Xã Phó Ở Sa Pa chỉ có rất ít người Xã Phó sống ở các bản làng thuộc xã Nậm Sài nằm về phía cực nam của huyện Sa Pa là nơi hẻo lánh, xa đường ôtô vì thế đi lại khó khăn và không thường xuyên tiếp xúc với nơi khác. Đến nay một số người Xã Phó dùng tiếng quan hỏa và một số khác trong đó có người Xã Phó ở Sa Pa lại vẫn...

chi tiết

Dân tộc Tày Sapa

Đăng bởi lúc 10:23 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Dân tộc Tày Sapa

Sau dân tộc H’Mông và dân tộc Dao, dân tộc Tày ở Sapa là dân tộc có số dân đông thứ ba ở Sa Pa. Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tộc người này là một trong những nhánh tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Nhóm ngôn ngữ này kéo dài thành một vệt từ miền Nam Trung Quốc đến Việt Bắc, Tây Bắc của Việt Nam, sang Lào, Thái Lan qua Mianma, thậm chí đến tận Ấn Độ cũng có một nhóm tộc người San, thuộc ngữ hệ Tày-Thái. Ở Sa Pa họ sống tập trung ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài,...

chi tiết

Dân tộc H’Mong (H’Mong Đen) Sapa

Đăng bởi lúc 10:09 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Dân tộc H’Mong (H’Mong Đen) Sapa

Dân tộc H’Mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ở Sa Pa, chiếm khoảng 53% dân số. Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán, phần đông họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Những tộc người H’Mông đầu tiên đến Sapa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên từ khoảng 300 năm trước. Sống nơi núi non hiểm trở, thiếu đất đai màu mỡ nhưng với kinh nghiệm trồng lúa nước từ xa xưa, người H’Mông đã san đắp những sườn núi,...

chi tiết

Dân tộc Dzáy Sapa

Đăng bởi lúc 9:36 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Dân tộc Dzáy Sapa

Dân tộc Dzáy ở Sapa là một nhánh của nhóm các dân tộc Tày – Thái, sống chủ yếu ở các vùng núi cực Bắc. Tổng số người Dzáy ở Việt Nam chỉ có trên 25 ngàn và ở Sa Pa họ chỉ chiếm 2%, tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van, Lao Chải. Cũng như người Tày, Nùng, Thái, người Dzáy canh tác trên các mảnh ruộng bằng phẳng trồng lúa tẻ. Trước kia mỗi năm chỉ làm một vụ. Sau ngày tết, họ tổ chức lễ hội xuống đồng gọi là “Gióng Pooc” vào ngày Thìn tháng Giêng để cầu mong một năm trồng cây tốt lành Trong làng người ta giúp nhau theo...

chi tiết

Dân tộc Dao Đỏ Sapa

Đăng bởi lúc 8:52 am trong phần Cộng đồng thiểu số | Comments Off

Dân tộc Dao Đỏ Sapa

Người Dao Đỏ Sapa có dân số đứng thứ hai sau người H’Mông. Cũng có nguồn gốc từ Vân Nam – Trung Quốc, người Dao Đỏ là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 40 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải. Theo các nhà nghiên cứu thì người Dao có quan hệ mật thiết với người H’mông. Trước đây hai nhóm này được cho là có cùng nguồn gốc nhưng mỗi nhóm có một đặc điểm riêng biệt. Trong khoảng thời gian thiên di từ Trung Hoa...

chi tiết
Travel Sapa